Hiệu ứng domino và bí quyết tạo lập chuỗi các thói quen tích cực trong cuộc sống
Các hành vi của con người đều có mối liên hệ tương tác lẫn nhau
Hãy lấy ví dụ về trường hợp của Jennifer Lee Dukes. Sau hơn 2 thập kỷ, từ khi tốt nghiệp đại học cho đến khi ngoài 40, cô không hề biết đến việc dọn giường là gì, trừ khi có mẹ hay khách khứa đến thăm nhà.
Ghen tuông có phải là hèn nhát không?
Ghen tuông là rất phức tạp. Nó có nhiều thành phần trong đó. Sự hèn nhát cũng là một trong số đó; thái độ ích kỷ là một phần khác; ham muốn độc quyền - không phải là một kinh nghiệm của tình yêu - mà chỉ là sự chiếm hữu; một xu hướng cạnh tranh; một nỗi sợ hãi sâu sắc của sự thấp kém. Vì vậy, rất nhiều thứ liên quan đến ghen tị.
36 câu hỏi để yêu nhau
20 năm trước, nhà tâm lý học người Mỹ Arthur Aron đã tự soạn ra một bộ 36 câu hỏi, với mục đích khiến cho hai người hoàn toàn xa lạ yêu nhau. Một tình yêu diễn ra trong phòng thí nghiệm, nơi không được lãng mạn cho lắm.
Kỷ Luật và Cứng Nhắc khác nhau thế nào?
Trong buổi sáng nay, bạn cùng phòng mình đã hỏi rằng: “Sự khác biệt giữa kỷ luật và cứng nhắc là gì?”. Mình đã từng trải qua cả hai, nên mình cảm thấy mình có đủ khả năng để phân biệt giữa hai điều đó. Nói một cách ngắn ngọn, sự ép buộc/cứng nhắc là đi NGƯỢC lại dòng chảy, trong khi kỷ luật ĐÚNG sẽ trôi CÙNG với dòng chảy.
Người sống THỌ không phải do Ăn Uống hay Vận Động
Bà Elizabeth H. Blackburn, người đoạt giải Nobel sinh học (2009) đã chỉ ra rằng người ta sống thọ hay khỏe mạnh không phải do ăn uống tẩm bổ hay vận động tích cực; mà là do giữ được tâm lý cân bằng. Ăn uống điều độ chiếm 25%, các hoạt động trong cuộc sống chiếm 25%, tâm lý cân bằng chiếm những 50%.
“Yêu là đau khổ”
Tình yêu không bao giờ khiến ai phải nếm chịu đau khổ cả. Và nếu bạn cảm thấy bị tổn thương bởi tình yêu, nghĩa là có điều gì khác bên trong bạn, không phải phẩm chất yêu thương, đang cảm thấy bị tổn thương. Chừng nào chưa nhận thấy điều này, bạn sẽ mãi ở trong vòng luẩn quẩn.
4 kiểu tư duy khiến bạn mãi nghèo
Trong cuộc sống, không ai muốn làm người nghèo cả, tất cả đều muốn đều muốn trở nên giàu có. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy rằng: rất nhiều người nghèo vẫn mãi nghèo, vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến điều này?
Bí mật để học nhanh hơn từ một HLV não bộ đã từng làm việc với Elon Musk
Jim Kwik là một người đã sống sót qua cơn nguy kịch do một chấn thương ở não khi anh còn là một đứa bé. Do đó anh đã gặp rất nhiều hạn chế trong việc học của mình trong 15 năm sau đó. Mặc dù vậy, anh ấy đã hoàn toàn đảo ngược cuộc sống của mình để trở thành một trong những huấn luyện viên tinh thần được nhiều người công nhận nhất nước Mỹ.
10 điều những người có sức mạnh ý chí siêu việt làm khác người bình thường
Tương lai thuộc về người có khả năng miễn nhiễm với bẫy công nghệ
Sức mạnh của biết tha thứ và khoan dung
Chuyện người đàn ông muốn giàu nhanh
Có một người đàn ông lập chí sẽ trở thành triệu phú ở tuổi 40, năm ông 35 tuổi đã từ bỏ công việc, bắt đầu sáng dựng sự nghiệp, mong sẽ có thể giàu sang chỉ trong một đêm.
Tha thứ
LTS: Tết đến, năm cũ qua năm mới đến, tình cờ kênh của Thầy Minh Niệm có một trích đoạn riêng về tha thứ với giọng đọc Phan Anh. Chủ đề này sẽ còn kéo dài suốt cuộc đời của một con người khi người đó vẫn sống, vẫn yêu. Vậy nên re-post lại đoạn hướng dẫn thiền định tha thứ của tác giả Gina Sharpe trong cuốn "The power of forgiveness".
Để yêu bất kì người nào, hãy làm những điều sau
Nếu bạn thực sự muốn làm một điều gì đó, bạn nhất định sẽ tìm ra cách
Khoảng 3h sáng ngày 13/11/1953, tổng đài của đội phòng cháy chữa cháy thủ đô Copenhagen, Đan Mạch nhận được một cuộc điện thoại. Người lính cứu hỏa 22 tuổi tên là Erich đã tiếp nhận cuộc gọi: “Vâng, đây là đội phòng cháy chữa cháy”. Đầu dây bên kia không có ai trả lời nhưng Erich nghe thấy tiếng thở dốc nặng nề.
Muốn có nhiều bạn tình, hãy làm thằng khốn chứ đừng chân thành, tử tế
Một sinh viên nữ đã nói: “Từ trước đến giờ tôi chưa từng xiêu lòng trước đàn ông.” “Điều này làm sao có thể chứ?”
Tôi đã nói, “Bạn đã hơn 30 tuổi mà từ trước đến giờ chưa từng xiêu lòng trước đàn ông ư? Điều này tuyệt đối không thể nào được, bạn hãy nghĩ kỹ lại một chút xem sao?” “Quả thật là chưa từng.” Cô ấy vừa nói vừa rơi vào trầm tư, rồi đột nhiên như vừa nhớ ra gì đó, “À, đúng là có vài lần tôi cũng có cảm giác, nhưng có điều mỗi lần như thế tôi đều tiêu diệt nhanh chóng cảm giác đó, vì thế mà trong trí nhớ của tôi dường như không hề có một chút ký ức nào về việc bị đàn ông mê hoặc cả.”
Tôi hỏi cô ấy, tại sao người ta có tình cảm, cô ấy lại lập tức loại bỏ nó đi. Cô ấy trả lời, ”Cảm giác ấy thật sự đáng sợ, lúc đó tôi sẽ cực kỳ để ý đến đối phương, từng giờ từng khắc đều để ý đến nhất cử nhất động của đối phương, mọi sự đau khổ hay vui vẻ của bản thân đều bị những hành động nhỏ đó của đối phương điều khiển, chi phối, rồi phóng đại. Tôi cảm thấy bản thân mình đã bị tan ra trong chốc lát, không còn tồn tại nữa.”
Chính vì thế mà cô ấy không muốn có cảm giác bị trúng tiếng sét tình yêu. Khi nghe cô ấy nói thế, trong phút chốc tôi đã lĩnh hội được rằng, đó cũng là cảm thụ của mẹ cô ấy, và đây cũng là lý do tại sao mẹ cô ấy suốt mấy chục năm ngày nào cũng như ngày nào đều chê bai, tấn công bố của cô ấy.
Đối với mẹ con cô ấy thì cảm giác yêu một người đàn ông thật sự đáng sợ, vì thế khi họ yêu sẽ chọn một người đàn ông chẳng có cảm giác gì cả. Nhưng cho dù đó là một người đàn ông chẳng có cảm giác gì thì nếu ở bên cạnh lâu rồi sẽ tự nhiên có tình ý xuất hiện, mà khi tình ý xuất hiện thì có nghĩ là cảm giác đáng sợ kia cũng sẽ bắt đầu ập tới, vì thế mà cô và mẹ của cô trong thời gian này không ngừng soi mói bới móc và phê bình sự thiếu sót của chồng. Thông qua những sự phê bình này, họ không những sẽ giành được vị trí ưu việt trong mối quan hệ thân mật mà còn tiêu diệt đi tình ý của bản thân mình, như vậy sẽ có thể lảng tránh khỏi cảm giác đáng sợ mà tình yêu đem đến khiến con người ta tan vỡ.
Cảm giác khủng bố của sự tan vỡ ấy, nếu như bạn chưa từng trải qua, vậy thì bạn cũng có thể tưởng tượng, bạn là một người cực kỳ sợ ngồi xe đi qua núi, nhưng khi bạn đang phải ở trên một chiếc xe đi qua một ngọn núi thật to, hơn nữa còn phải nhìn xuống, sau đó chiếc xe đó còn lao xuống sườn núi bằng một tốc độ kinh hoàng…
Điều này cũng có thể liên tưởng đến chuyện tình yêu. Hai người thường xuyên cãi vã, hoặc hai người thường xuyên khinh miệt, miệt thị dẫn đến tấn công, đánh nhau, những hành động đó đều có một công năng - đó là phòng tránh, ngăn chặn việc nảy sinh tình yêu.
Lúc này, tôi dường như đã hiểu được nguyên nhân của những mị lực của anh bạn tôi thu hút những người phụ nữ, nhưng sự hiểu biết lúc đó lại rất khó dùng từ ngữ để miêu tả, hình dung, mãi đến khi tôi đột nhiên nhớ lại một câu chuyện cũ của mình, lúc này mới gọi là hiểu một cách triệt để.
CHÚNG TA THƯỜNG LO SỢ KHI YÊU ĐƯƠNG HẾT MÌNH
Một mối tình của tôi kết thúc trong quãng thời gian chúng tôi còn đang học tập. Đó là một sự kết thúc rất tự nhiên, không phải tôi và cô ấy không còn yêu nhau nữa, mà nguyên nhân khách quan, nên tình yêu cũng vì thế mà kết thúc.
Trong vòng mười ngày sau khi chia tay, tôi phát hiện bản thân mình bị rơi vào trạng thái vô cùng kỳ lạ, dường như ánh mắt của mình lần đầu tiên trong cuộc đời này khi nhìn con gái lại có một loại lực sát thương như vậy. Rất nhiều lần tôi bước trong công viên, bước trên đường phố, ánh mắt nhìn khắp những người xung quanh, thường xuyên có người con gái nào đó bị ánh điện của đôi mắt tôi gây sững sờ, ngây ngốc.
Tôi chỉ có tầm mười mấy ngày có được ánh mắt như thế, vì thế lúc đó không nghĩ gì cả. Nhưng lần này ở nhóm học tập nhỏ, vì nhớ lại chuyện cũ, lại có nhiều sự chia sẻ của các bạn nữ sinh viên, nên lần nữa tôi lại được trải nghiệm lại cảm xúc, tâm tình của ngày trước, phát hiện ra mị lực của ngày ấy là tại sao.
Đó là một sự tuyệt vọng, đồng thời cũng là một sự khát vọng, nhưng đó là tuyệt vọng trước, khát vọng theo sau, ý tứ cụ thể của nó là: “Tuy rằng tôi không tin vào tình yêu, tình yêu khiến tôi bị tuyệt vọng, nhưng tôi lại yêu em, em dám chấp nhận không?”
Trong nội tâm sâu thẳm của chúng ta đều cất giấu một ý nghĩ như thế, nhưng bình thường chúng ta lại không có dũng khí để yêu đương, cũng không có nhiều lĩnh hội về sự tuyệt vọng của tình yêu. Mà ánh mắt cũng như thần sắc của tôi lúc đó, hoặc có thể nói một cách chính xác hơn cả thì đó là trạng thái sinh mệnh, sẽ lập tức tiếp xúc đến hai thứ đó trong phần sâu thẳm của nội tâm của đối phương, huống hồ lúc đó tôi lại đang ở trong một trạng thái vô cùng cực đoan. Vì thế, ngay lập tức tôi sẽ phát ra tín hiệu cho hai thứ thanh âm trong nội tâm của họ rằng “yêu thì không thể, nhưng tôi lại “vô cùng khao khát yêu”, vì thế dường như tôi đã có một sức hấp dẫn cực kỳ to lớn.
Sau này, trạng thái của tôi được khôi phục lại bình thường, trong tim bắt đầu lại có lại niềm tin đối với tình yêu, hơn nữa đó lại còn là một sự cực kỳ tự tin. Có được sự tự tin này rồi, cho dù cuộc sống có bị đả kích như thế nào, tôi đều không bao giờ tiêu diệt khát vọng của mình đối với tình yêu, nhưng mị lực hấp dẫn đối phương của tôi lại đã biến mất.
Bác sĩ trị liệu tâm lý Anando đã nói đến vấn đề này trong cuốn sách “Nói có với cuộc sống của mình”: Có hai người đàn ông cùng lúc yêu bạn, một người thật lòng thật dạ yêu bạn, một người thì chỉ yêu theo kiểu chơi bời, phóng đãng. Vậy thì bạn sẽ chọn ai? Tin tôi đi, bạn sẽ chọn kẻ thứ hai, và tôi cũng đã từng như thế.
Hồi còn trẻ bà Anando là một cô gái cực kỳ xinh đẹp, nhiều tài lẻ và cũng là người giàu tình cảm, bối cảnh gia đình cực kỳ tốt, nhưng tất cả những cái này cũng không thể ngăn cô ấy có nội tâm như thế - “không thể yêu, nhưng tôi lại khao khát yêu”.
Khi một cô gái có nội tâm như vậy, người con trai thật lòng thật dạ yêu sẽ kích thích một phần nội tâm trong con người cô gái: “tôi khát vọng yêu”, chứ không kích thích được một phần khác trong nội tâm của cô ấy: “không thể yêu”, điều này khiến cô ấy không thích ứng chút nào.
Đầu tiên, cô ấy sẽ không quen, cô ấy cảm giác thấy trống rỗng: “Ồ, đây là thật sao? Có một người đàn ông thật lòng yêu mình sao?”
Tiếp theo, cô ấy sẽ cảm thấy một áp lực thật sự nặng nề. Cô ấy sẽ nghĩ, liệu mình có xứng với mối tình này không, liệu mình tốt đến mức thế ư?
Cuối cùng, khả năng cô ấy sẽ có cảm thụ như nữ sinh viên kia, trúng tiếng sét ái tình, hoặc có thể nói là gặp phải báo hiệu của tình yêu, trong nháy mắt sẽ làm cô gái ấy cảm thấy tan vỡ.
Sự tan vỡ này là một sự tan vỡ tự lừa dối chính mình. Trong tận sâu thâm tâm chúng ta ai cũng có cảm giác tự ti rằng “tôi không xứng đáng được yêu”, mà những người thời thơ ấu nhận được ít tình yêu, cảm giác tự ti đó càng ngày càng phát triển đến một cảm giác cực đại là khủng hoảng, sợ hãi, có cảm giác không an toàn. Vì để phòng ngừa sự bùng nổ cảm giác không an toàn hoặc sợ hãi đó, chúng ta sẽ tự hình thành một cơ chế tự mình phòng ngự. Nhưng tình yêu, mặc kệ là bạn đi yêu người ta hay được người ta yêu, tiền đề của nó đều là phải đột phá cơ chế phòng ngự của chính bản thân mình đã, lúc đó sẽ đột nhiên bị cảm giác không an toàn và sợ hãi tập kích, ngược lại sẽ càng cảm thấy sợ hãi hơn.
Lúc này, chúng ta sẽ cho rằng tình yêu khiến cho bản thân mình bị sợ hãi, mà rất ít người nghĩ rằng thật sâu trong thâm tâm chúng ta đã có một nỗi sợ sâu sắc như vậy. Tình yêu vốn dĩ có thể chữa trị nỗi sợ hãi ấy, nhưng vì chúng ta quá sợ hãi cảm giác này mà đã ôm khư khư cơ thế phòng ngự của bản thân mãi, kết quả khiến cho tình yêu khó có thể đi sâu vào trong nội tâm và nuôi dưỡng nội tâm của chúng ta.
Chính vì có một nội tâm như thế mà chúng ta đã bị rơi vào một vòng luẩn quẩn - yêu nhau, nhưng tình yêu đó luôn xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng. Vì thế tốt nhất khi vừa mới bắt đầu cả hai liền biết đây là một mối tình không có kết quả, lúc đó ngược lại có khi lại yêu rất sâu sắc. Nhưng có điều trong lúc yêu vô cùng sâu đậm ấy, cũng lại là một lần nếm trải cảm giác tuyệt vọng, dường như là bị nghiện cảm giác tuyệt vọng đối với tình yêu vậy.
Rất nhiều bộ phim kinh điển đều miêu tả lâm ly bi đát cảm giác ấy. Chẳng hạn trong bộ phim Spider man 3, khi Người Nhện cảm thấy mối tình của mình và bạn gái rơi vào tuyệt vọng, anh ta bị Người Nhện Đen cướp lấy thân thể, nhưng sau đó anh ta đã có được một mị lực nam tính phi phàm, những cô gái trên đường phố và trong quán bar đều bị hớp hồn và liên tục ngoái nhìn.
Về phần Người Nhện Đen, trước đây tôi cảm thấy anh ta luôn là biểu tượng cho cho tính tấn công, nhưng giờ tôi nghĩ, đây cũng là một hóa thân của sự tuyệt vọng. Phát hiện mới quan hệ với bạn gái dường như không đáng tin cậy, Người Nhện bị rơi vào cảm giác tuyệt vọng, nhưng sao đó thì mị lực của sự nam tính được kích phát mạnh mẽ ra bên ngoài.
Điều thú vị là, hầu như tất cả mọi người đều biết, mị lực của sự nam tính này sau đó theo ngày tháng sẽ không còn nữa, nó chỉ thích hợp xuất hiện ở trong những cuộc gặp gỡ vô tình. Khi viết cuốn sách này, tôi đang ở Lệ Giang - “diễm ngộ chi đô”. Rất nhiều người đến đây để tìm kiếm một mối tình chóng vánh cho chính mình, sau đó khi về nhà thì sẽ lại là một người chồng, một người vợ rất quy củ.
Sự quyến rũ của Lệ Giang, mị lực của Người Nhện, mị lực của tôi sau khi thất tình, tất cả thật ra đều đang biểu đạt điều này: Không thể yêu, nhưng tôi lại vô cùng khao khát yêu em.
Cách biểu đạt như vậy là cực hạn của sự tự luyến và ngược đãi. Tự luyến là chúng ta tin tưởng một cách sâu sắc rằng tình yêu là không thể có được, chẳng phải đúng là tình yêu của chúng ta đã diễn ra như vậy sao, ta đã sớm biết mọi chuyện sẽ như thế này, ta thông minh đến vậy, tự biết rõ mình như thế kia mà! Còn ngược đãi, tức là rõ ràng biết rằng đây là tình yêu không thể nào có kết quả, nhưng bản thân lại cứ muốn đi tìm cảm giác tuyệt vọng đó, cảm giác ấy khiến con người ta bị u mê.
------
5 lý do để bạn buông bỏ quá khứ và những điều không còn phục vụ bạn
4 cách để nhận ra lời xin lỗi không chân thành
Có nhiều cách mà chúng ta thường nghe hoặc đưa ra lời xin lỗi. Chúng ta đã học cách xin lỗi khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã không công bằng đối với người khác hoặc khi chúng ta cảm thấy rằng chúng ta đã vô tình khiến ai đó đau khổ.
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp chúng ta cố ý và sẵn sàng làm tổn thương ai đó? Liệu chúng ta có thể thực sự hối hận về hành động của mình không, và nếu có, làm sao người kia có thể biết được lời xin lỗi của chúng ta có phải là lời xin lỗi trung thực hay không?
Dưới đây, 4 cách có thể giải mã "một lời xin lỗi trung thực" từ "một lời xin lỗi giả".
1. Lời xin lỗi dưới hình thức phần thưởng đãi ngộ
Trước hết chúng ta cần phân biệt giữa kiểu xin lỗi chân thành và kiểu xin lỗi giống như một phần thưởng hoặc một sự đãi ngộ hơn là sự hối hận thực sự. Một lời xin lỗi không chân thành có thể xuất hiện dưới hình thức hoa, đồ trang sức, chuyến đi, sự chiều chuộng, đáp ứng tình dục.
Bằng cách này, người tiếp nhận những điều trên có thể bị nhầm lẫn, với cảm giác bị thao túng dưới hình thức nhận phần thưởng vì đã dung thứ cho hành vi không thể chấp nhận được, thay vì nhận được tình yêu và sự thấu hiểu.
2. Lời xin lỗi dưới hình thức bào chữa/biện hộ
"Tôi xin lỗi nhưng ..." là cách tiêu chuẩn để đưa ra lời xin lỗi phòng thủ. Khi ai đó bắt đầu xin lỗi, sau đó bắt đầu lý luận về chính điều mà họ đang xin lỗi, dựa trên các hành động trước đây của bên kia, thì đó là một lời xin lỗi giả.
Có nghĩa là họ không nhất thiết phải nhận ra lỗi của mình, vì họ đang biện minh cho hành động của mình dựa trên hành vi của người kia.
Lời xin lỗi biện hộ thường được nghe trong các tình huống mà ai đó thực sự cảm thấy rằng họ, bản thân họ, đã bị đối xử bất công và họ không được hiểu.
Nhưng vào cuối ngày, mọi người đều phải chịu trách nhiệm về hành động của mình độc lập với người khác => "Hành động sai trái của bạn không làm tôi sai thêm chút nào".
3. Lời xin lỗi dưới dạng kịch tính
Đôi khi một lời xin lỗi được thể hiện một cách quá kịch tính và nó được coi là một nỗ lực tuyệt vọng để cảm thấy được chấp nhận hơn là thực sự hối lỗi.
Một lời xin lỗi kịch liệt thường xuất hiện dưới hình thức khóc lóc, van xin và trong những trường hợp nghiêm trọng, nó như một lời đe dọa làm hại bản thân để đảm bảo rằng được bên kia tha thứ và chấp nhận.
Kết quả là trong những trường hợp như vậy, chúng ta có xu hướng tha thứ vì chúng ta cảm thấy có lỗi với người đó và chúng ta muốn thể hiện sự hối hận của mình đối với những đau khổ của họ.
Vì vậy, điều thường xuất phát từ điều này là phản ứng đồng cảm với nỗi đau của ai đó hơn là sự tha thứ thực sự.
4. Lời xin lỗi dưới hình thức đổ lỗi
Đổ lỗi thường được quan sát trong trường hợp ai đó xin lỗi một cách biện hộ. Bảo vệ bản thân và bảo vệ lòng tự trọng và sự chính trực của mình, đôi khi mọi người có xu hướng đổ lỗi cho người mong đợi được nghe lời xin lỗi.
Nhưng điều này, một lần nữa, là một minh chứng cho việc một người không chấp nhận lỗi lầm của mình hơn là một lời xin lỗi chân thành.
Và tất nhiên chúng ta đều hiểu rằng, một lời xin lỗi được đưa ra mà sau đó không có bất kỳ thay đổi nào thì đơn giản đó là một lời xin lỗi giả để nhằm thao túng người được xin lỗi mà thôi.
Phẩm chất nào của con người thường bị đánh giá thấp?
Ngày đầu tiên đi học, thầy cảnh báo 300 sinh viên trong lớp rằng bạn sẽ không thể nào qua môn nếu như học tất cả vào đêm cuối trước khi thi đâu. Tôi cười thầm, nghĩ rằng thật lố bịch làm sao. Giáo viên nào cũng nói như vậy, còn tôi môn nào cũng qua!
Thầy và em chưa gặp nhau. Đây là lỗi của em... Em muốn báo với thầy là em sẽ nghỉ khóa học của thầy. Việc trượt môn là lỗi của em. Em xin phép hẹn thầy tại văn phòng để thầy ký giấy báo trượt cho em được không ạ? Em cực kỳ xấu hổ. Lần sau em sẽ thay đổi cách học hành. Nhưng mà, giờ điều kiện tài chính nên phải đến năm sau em mới đi học lại được.
Thầy trả lời, và bảo tôi gặp thầy sau giờ học. Không nghĩ gì cả, tôi chờ các bạn đi hết và mang giấy báo trượt đến chỗ thầy.
Thầy: Em là Hailey phải không?
Tôi: Dạ vâng. Đây là giờ báo trượt của em.
Thầy: Lần đầu tôi thấy email như của em đó. Em có biết bao nhiêu sinh viên trách tôi vì tôi đánh trượt họ mặc dù tôi đã bảo các bạn phải làm gì để qua môn chưa? Tôi sẽ ký cho em giấy chưa hoàn thành. Nó sẽ giúp em học lại môn này vào kỳ sau mà không phải đóng tiền. Nhưng, em phải đọc giáo trình và đi học đầy đủ, và đừng để nước đến chân mới nhảy. Và đừng làm tôi hối hận vì đã giúp em như thế này!
Trải nghiệm này khiến tôi phải khiêm tốn đi nhiều. Tôi là một người học giỏi, kiêu hãnh, và cực kỳ tệ trong việc xin lỗi.
Làm sao để vượt qua “người cũ”?
Đọc nhiều nhất
-
Đường Định mệnh (Sự nghiệp/May mắn)
Dẫn nhập: ngày trước cũng tò mò về cái chủ đề chỉ tay, rồi xem tay, rồi tự đọc và tìm hiểu loạn xị cả lên, thực ra kết quả chính là để loè g... -
Tại sao nhà Tây Sơn sụp đổ?
© Giang Lê - The X file of History Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể ... -
Xem phim "Analyze This" của Robert De Niro
Hôm nọ có xem cái phim "Analyze This" của Robert De Niro về xem, thấy vui vui, nay giới thiệu sơ sơ với mọi người... -
Nếu không có thực lực, bạn chỉ là kẻ ăn bám
Dựa vào núi núi đổ, dựa vào người người chạy, chỉ có tự dựa vào chính mình mới là đáng tin cậy nhất. Ba mẹ có là ông nọ bà kia đi chăng nữa... -
Phim: Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca
Bộ phim Buddha về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn. Bộ phim lấy cảm hứng ( hoặc cũng có thể gọi là được chuyển t... -
Hiệu ứng domino và bí quyết tạo lập chuỗi các thói quen tích cực trong cuộc sống
Các hành vi của con người đều có mối liên hệ tương tác lẫn nhau Hãy lấy ví dụ về trường hợp của Jennifer Lee Dukes. Sau hơn 2 thập kỷ, từ k... -
Để yêu bất kì người nào, hãy làm những điều sau
Hơn 20 năm trước, nhà tâm lý học Arthur Aron đã thành công trong một thí nghiệm vô tiền khoáng hậu: làm cho 2 người xa lạ yêu nhau. Hè năm n...